Giá vật tư y tế giữa các bệnh viện chênh 6 đến 7 lần

Giá vật tư y tế giữa các bệnh viện chênh 6 đến 7 lần

Giá vật tư y tế giữa các bệnh viện chênh 6 đến 7 lần

Hầu hết các bệnh viện có sự phê duyệt giá kế hoạch khác nhau cho một loại vật tư, hóa chất và cùng một nhà cung cấp, giữa giá được phê duyệt cao nhất và thấp nhất có sự khác biệt rất lớn, trong đó, nhóm vật tư có loại gấp 6,7 lần.

Giá vật tư y tế giữa các bệnh viện chênh 6 đến 7 lần-1

Hàng loạt bệnh viện lớn vi phạm

Qua kiểm toán chuyên đề công tác đầu tư, mua sắm, quản lý và sử dụng trang thiết bị y tế (TTBYT) đối với Bộ Y tế và 8 tỉnh, thành (Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ, Thái Nguyên, Lai Châu, Nghệ An, Hà Giang, Bình Dương), KTNN đã phát hiện nhiều vi phạm.

Qua kiểm toán tại thành phố Hà Nội, KTNN phát hiện, có tình trạng đầu tư, mua sắm TTBYT cho các bệnh viện không thuộc Quy hoạch phát triển hệ thống y tế của Thành phố. Trong khi đó, một số danh mục được đầu tư, phải hoàn thành trong giai đoạn 2011-2015 lại chưa được khởi công xây dựng hoặc chưa hoàn thành.

Qua kiểm toán cho thấy, có nhiều loại vật tư, hóa chất giá trúng thầu giảm so với giá kế hoạch như: Bệnh viện K có 7 loại giảm từ 34,9 – 449,5%; Viện Huyết học – Truyền máu T.Ư có 4 loại giảm từ 33 – 191%; Bệnh viện Thống nhất có 5 loại giảm từ 40,3 – 238,3%.

Mua về “đắp chiếu”, chưa dùng đã hỏng

Kết quả kiểm toán các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế cho thấy, việc quản lý, sử dụng TTBYT tại một số đơn vị còn thiếu chặt chẽ nên có tình trạng TTBYT sử dụng kém hiệu quả, ít sử dụng, gây lãng phí.

Tại 15 đơn vị kiểm toán chi tiết, có 98 thiết bị chưa sử dụng và thiết bị ít sử dụng, tương ứng với 46,5 tỷ đồng; có 157 thiết bị hỏng chưa kịp thời sửa chữa tương ứng gần 74,7 tỷ đồng; 228 thiết bị hỏng không sửa chữa được tương ứng 45,8 tỷ đồng, trong đó, một số đơn vị có thiết bị mới đưa vào sử dụng nhưng đã bị hỏng, phải sửa chữa, khắc phục; thiết bị chưa hết thời gian tính hao mòn nhưng đã bị hỏng, không sử dụng được.

Giá vật tư y tế giữa các bệnh viện chênh 6 đến 7 lần

Theo kết quả kiểm toán tại 8 tỉnh, thành phố, tổng số trang thiết bị hỏng, sử dụng còn hạn chế là 1.225 thiết bị với tổng nguyên giá là hơn 371,8 tỷ đồng, trong đó: trang thiết bị hỏng không khắc phục được là 649 thiết bị, tổng nguyên giá 68,5 tỷ đồng; trang thiết bị hỏng chưa được sửa chữa 120 thiết bị, tổng nguyên giá 151,7 tỷ đồng; trang thiết bị chưa hoặc ít sử dụng 456 thiết bị, tổng nguyên giá 151,5 tỷ đồng. Cá biệt, còn khá nhiều thiết bị được đầu tư mới nhưng chưa đưa vào sử dụng hoặc mới đưa vào sử dụng đã hỏng.

Kiểm toán chỉ rõ, nguyên nhân của tình trạng trên là do công tác xác định nhu cầu đầu tư chưa chính xác; công tác quản lý thiết bị tại cơ sở y tế, trình độ bác sỹ, kỹ thuật viên vận hành, bảo trì, sửa chữa thiết bị y tế còn hạn chế; kinh phí cấp cho hoạt động duy tu, sửa chữa thiết bị hạn hẹp, không đáp ứng được nhu cầu; nhiều thủ tục hành chính làm chậm thời gian sửa chữa thiết bị…

Tại các địa phương, nhiều thiết bị còn tồn đọng đã làm giảm hiệu quả đầu tư, ảnh hưởng trực tiếp đến công tác khám, chữa bệnh cho người dân. Trong khi đó, tại các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, tuyến huyện lại chưa được trang bị đầy đủ theo quy định của Bộ Y tế; Bệnh viện Y học cổ truyền, Trung tâm Pháp y thiếu khá nhiều danh mục TTBYT thiết yếu…

Nguồn: Tienphong

4.5/5 - (2 bình chọn)

Related Posts